MENU
logo
logo
Vietnamese English

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại cù lao ông Hổ, thuộc làng An Hòa tổng định thành tỉnh Long Xuyên nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Lớn lên trong bối cảnh đất nước rơi vào ách thống trị của giặc ngoại xâm, chứng kiến bao cảnh áp bức bất công của thực dân phong kiến đối với đồng bào, người thanh niên Tôn Đức Thắng đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đã tạm biệt gia đình, làng quê để dấn thân, đi theo con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ.

Lựa chọn con đường làm thợ tại xưởng đóng tàu Ba Son, ngày ấy chàng thanh niên Tôn Đức Thắng đã tập hợp các hạt nhân nòng cốt, lãnh đạo, tổ chức cuộc bãi công của học sinh, công nhân và đã thổi luồng sinh khí mới về chính trị vào đội ngũ thợ thuyền, gắn tư tưởng yêu nước với phong trào công nhân, bước đầu tạo ra sự chuyển biến quan trọng - từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
Hình ảnh, cuộc đời cách mạng của người cộng sản kiên trung được khắc họa qua những tư liệu như: Chiến hạm France, nơi làm việc của Tôn Đức Thắng khi bị điều động sang Pháp năm 1916; Xưởng Bason, nơi diễn ra cuộc bãi công của hơn 1000 công nhân dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập, tháng 8/1925; Sau sự kiện vụ án đường Babier, Tôn Đức Thắng bị bắt giam; Khám 9-Banh 1, nơi thực dân Pháp giam giữ đồng chí Tôn Đức Thắng và các chiến sĩ cộng sản…

Trải qua 17 năm bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn và bị lưu đày ở Côn Đảo nơi được gọi là "địa ngục trần gian" nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, bác Tôn đã cảm hóa bạn tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.
Với khí chất của người cộng sản kiên trung, Bác Tôn còn là nhà lãnh đạo mẫu mực của cách mạng Việt Nam, suốt đời trung thành với Tổ quốc với dân tộc, hết lòng tận tụy vì Đảng, vì dân. Đồng chí đã cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đưa ngọn cờ độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội đi đến đích thống nhất đất nước.
Hơn 70 năm cống hiến to lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Bác Tôn đã được Đảng và nhân dân tín nhiệm, giao phó nhiều trọng trách quan trọng như: Tổng thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Liên Việt toàn quốc, Hội trưởng Hội Hữu Nghị Việt Nam - Liên Xô, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban Thường Trực Quốc Hội và trọng trách cao nhất là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ và Chủ tịch đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cống hiến gần trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng, Bác Tôn là người đầu tiên vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất.

Thu Trang

Nguồn: Fanpage Tuyên giáo Đồng Nai

 

Bài liên quan

Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Tăng cường đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo và đồng bào không tôn giáo
Việt Nam luôn sát cánh, đoàn kết và ủng hộ Cuba
Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất
Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử - Những giá trị vĩnh cửu
“Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to”
Học Bác “Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời”
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Đấu tranh càng mạnh mẽ, bảo vệ càng hiệu quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Vũ khí tốt mà tinh thần hèn, thì cũng vô dụng”
Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa: Người làm tình báo ắt phải có 4 đức tính: Bí mật - cẩn thận - khôn khéo - kiên nhẫn.
“Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết.”
“Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền
Nhơn Trạch: hiện trạng và định hướng phát triển du lịch (phần 2)
Nhơn Trạch: hiện trạng và định hướng phát triển du lịch (phần 1)
Một số suy nghĩ về định hướng phát triển sản phẩm du lịch Đồng Nai (phần 2 - Hết)
Một số suy nghĩ về định hướng phát triển sản phẩm du lịch Đồng Nai (phần 1)
Du lịch Đồng Nai trong vùng Đông Nam Bộ (phần 4 - Hết)
Du lịch Đồng Nai trong vùng Đông Nam Bộ (phần 3)
12