MENU
logo
logo
Vietnamese English

Điểm mới trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng có bổ sung một thành tố hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và “đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng là đạo đức, là văn minh”. Vì vậy mỗi đảng viên của Đảng phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, văn minh. Đạo đức cách mạng, đạo đức mới khác đạo đức cũ ở chỗ nó gắn với thực tiễn cách mạng và phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày là một trong những yêu cầu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9).  
Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là “vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Quan điểm của Khổng Tử là “chính tâm, tu thân”. Có “tu thân” mới làm được những việc lớn khác như “trị quốc, bình thiên hạ”. Hồ Chí Minh nói: Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ”. Chính tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng... “Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7).

Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, trước hết thuộc về lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh và mọi nhiệm vụ. Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng, bởi ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện, cái tích cực để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác, cái tiêu cực để khắc phục, phòng chống. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình, nhất là trong tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Trong thời kỳ hội nhập, mặt trái của nền kinh tế thị trường, khi cán bộ, đảng viên khi đã có ít quyền hạn, nếu không ý thức sâu việc xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, dễ bị tha hóa, biến chất. Hồ Chí Minh so sánh: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9).  

Hồ Chí Minh căn dặn: Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, căn cứ vào từng đối tượng cán bộ, từng giai đoạn cách mạng để xác định “cái xây, cái chống” một cách cụ thể thích hợp. Người chỉ rõ, phải xây dựng ý thức cần kiệm, gắn liền với chống tham ô, lãng phí. Với cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, Người căn dặn: Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, chính - tà, thiện - ác, cái đạo đức và cái vô đạo đức luôn đan xen nhau, đối chọi nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau. Vì vậy, muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân, thì nhất định phải chống lại những hiện tượng vô đạo đức, thói hư, tật xấu, những tàn dư của các kiểu đạo đức cũ.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Xây đi đôi với chống”. “Xây” có nghĩa là, phải bồi dưỡng những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới, nêu những tấm gương đạo đức trong sáng trong cuộc sống và khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để mọi người tự giác về trách nhiệm đạo đức của mình. Trên cơ sở đó, mỗi người tiếp nhận sự giáo dục đạo đức của từng tổ chức, từng cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng và thực hiện chuẩn mực đức: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính; tinh thần quốc tế trong sáng; giáo dục ý thức và hành vi đạo đức cá nhân, xã hội, “Xây cái đẹp, dẹp cái xấu; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”. Phải xây dựng tinh thần trọng tâm, “Hiếu với dân”; đồng thời phải kiên quyết chống thái độ “Vác mặt làm quan cách mạng”.
Đồng thời, mỗi người còn phải chủ động tự giáo dục, tự tu dưỡng đạo đức của mình. “Chống” là phải loại bỏ cái xấu, cái sai, cái ác, cái tà, cái vô đạo đức. Điều quan trọng là, phải sớm phát hiện được những biểu hiện của cái ác, cái xấu ấy, để hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức…..

Những nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Xây đi đôi với chống; nói đi đôi với làm; rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời; nêu gương về đạo đức” được thực hiện thống nhất, đồng bộ, toàn diện, không được coi nhẹ nguyên tắc nào. Do vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự giác, kiên trì, bền bỉ thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nghiêm túc thực hiện suốt đời. Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời, Hồ Chí Minh căn dặn: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Để thực hiện tốt các nguyên tắc rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi người cán bộ, đảng viên còn cần phải xây dựng kế hoạch rèn luyện, phấn đấu cụ thể. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng và nhân dân ta Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Thu Trang 

Nguồn: Fanpage Tuyên giáo Đồng Nai


Bài liên quan

Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng
Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Tăng cường đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo và đồng bào không tôn giáo
Việt Nam luôn sát cánh, đoàn kết và ủng hộ Cuba
Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất
Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử - Những giá trị vĩnh cửu
“Muốn ăn quả tốt, phải trồng cây to”
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam (20/8/1888 - 20/8/2022).
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Đấu tranh càng mạnh mẽ, bảo vệ càng hiệu quả
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Vũ khí tốt mà tinh thần hèn, thì cũng vô dụng”
Lời Bác Hồ dạy ngày này năm xưa: Người làm tình báo ắt phải có 4 đức tính: Bí mật - cẩn thận - khôn khéo - kiên nhẫn.
“Yêu nước thì việc gì có lợi cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức làm cho kỳ được. Điều gì có hại cho nhân dân, dù khó mấy cũng phải ra sức trừ cho kỳ hết.”
“Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền
Nhơn Trạch: hiện trạng và định hướng phát triển du lịch (phần 2)
Nhơn Trạch: hiện trạng và định hướng phát triển du lịch (phần 1)
Một số suy nghĩ về định hướng phát triển sản phẩm du lịch Đồng Nai (phần 2 - Hết)
Một số suy nghĩ về định hướng phát triển sản phẩm du lịch Đồng Nai (phần 1)
Du lịch Đồng Nai trong vùng Đông Nam Bộ (phần 4 - Hết)
Du lịch Đồng Nai trong vùng Đông Nam Bộ (phần 3)
12